Triển lãm 3D về Hà Nội thời kỳ kháng chiến chống Pháp

13/11/2024
|
0 lượt xem
Giải Trí Mỹ Thuật Sân Khấu - Mỹ Thuật
Triển lãm 3D về Hà Nội thời kỳ kháng chiến chống Pháp

Hình ảnh thuộc triển lãm 3D Hỡi đồng bào Thủ đô, khai mạc ngày 20/9 tại website Trung tâm Lưu trữ quốc gia I và cổng thông tin điện tử UBND quận Hoàn Kiếm. Sự kiện kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).

Không gian trưng bày gồm ba phần, một là Hà Nội cháy, khói lửa ngập trời phản ánh giai đoạn đầu cuộc xâm lược của thực dân Pháp tại Hà Nội. Phần hai có tên Hà Nội vùng đứng lên, giới thiệu cuộc đấu tranh cách mạng từ năm 1930 đến 1954. Phần cuối - Hà Nội ngày về chiến thắng - cung cấp các tài liệu, hình ảnh ngày giải phóng.

Hình ảnh thuộc triển lãm 3D Hỡi đồng bào Thủ đô, khai mạc ngày 20/9 tại website Trung tâm Lưu trữ quốc gia I và cổng thông tin điện tử UBND quận Hoàn Kiếm. Sự kiện kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).

Không gian trưng bày gồm ba phần, một là Hà Nội cháy, khói lửa ngập trời phản ánh giai đoạn đầu cuộc xâm lược của thực dân Pháp tại Hà Nội. Phần hai có tên Hà Nội vùng đứng lên, giới thiệu cuộc đấu tranh cách mạng từ năm 1930 đến 1954. Phần cuối - Hà Nội ngày về chiến thắng - cung cấp các tài liệu, hình ảnh ngày giải phóng.

Phụng thượng dụ ngày 6/10 năm Tự Đức 26 (1873) về việc huy động quân sĩ và quân lương để sẵn sàng phòng vệ. Nội dung ghi: ''Chúng thần Viện Cơ mật Trần Tiễn Thành, Lê Bá Thận vâng phụng thượng dụ: Căn cứ vào trình bày của Thự đốc Hà Ninh Bùi Thức Kiên, ngày mồng 1 thành Hà Nội bị thuyền và quân Pháp công phá, khẩn thiết phái ngay tướng sĩ đến tiêu diệt. Nay truyền dụ cho các quan chức các tỉnh ở Bắc Kì lập tức trưng tập quân sĩ thủy bộ phái tới chi viện. Phàm tất cả các nơi hiểm yếu thủy, lục, bất kể thuyền quân Pháp từ ngoài vào hay từ trong ra, nhất luật nghiêm cấm, khiến cho mọi chốn đều là quân sĩ, địch đến lập tức đánh giết. Như thế phải phòng giữ cho chắc. Còn quân lương các tỉnh khuyến khích các thân hào hùng cùng góp sức lo cấp''.

Trước đó ngày 5/11/1873, Francis Garnier đem quân ra Hà Nội, lấy cớ giúp thương nghị về tranh cãi giữa lái buôn Jean Dupuis và chính quyền nhà Nguyễn ở Bắc Kỳ. Không uy hiếp được quan trấn thành Nguyễn Tri Phương, Garnier bất ngờ tấn công, chiếm được thành Hà Nội vào ngày 20/11. Nhưng trong một năm, quân giặc liên tục đối mặt cuộc nổi dậy của nhân dân và sĩ phu yêu nước.

Phụng thượng dụ ngày 6/10 năm Tự Đức 26 (1873) về việc huy động quân sĩ và quân lương để sẵn sàng phòng vệ. Nội dung ghi: ''Chúng thần Viện Cơ mật Trần Tiễn Thành, Lê Bá Thận vâng phụng thượng dụ: Căn cứ vào trình bày của Thự đốc Hà Ninh Bùi Thức Kiên, ngày mồng 1 thành Hà Nội bị thuyền và quân Pháp công phá, khẩn thiết phái ngay tướng sĩ đến tiêu diệt. Nay truyền dụ cho các quan chức các tỉnh ở Bắc Kì lập tức trưng tập quân sĩ thủy bộ phái tới chi viện. Phàm tất cả các nơi hiểm yếu thủy, lục, bất kể thuyền quân Pháp từ ngoài vào hay từ trong ra, nhất luật nghiêm cấm, khiến cho mọi chốn đều là quân sĩ, địch đến lập tức đánh giết. Như thế phải phòng giữ cho chắc. Còn quân lương các tỉnh khuyến khích các thân hào hùng cùng góp sức lo cấp''.

Trước đó ngày 5/11/1873, Francis Garnier đem quân ra Hà Nội, lấy cớ giúp thương nghị về tranh cãi giữa lái buôn Jean Dupuis và chính quyền nhà Nguyễn ở Bắc Kỳ. Không uy hiếp được quan trấn thành Nguyễn Tri Phương, Garnier bất ngờ tấn công, chiếm được thành Hà Nội vào ngày 20/11. Nhưng trong một năm, quân giặc liên tục đối mặt cuộc nổi dậy của nhân dân và sĩ phu yêu nước.

Thông tư mật số 173 ngày 6/12/1907 của Thống sứ Bắc Kỳ về các hoạt động chống Pháp của tổ chức cách mạng Đông Kinh Nghĩa Thục.

Thông tư mật số 173 ngày 6/12/1907 của Thống sứ Bắc Kỳ về các hoạt động chống Pháp của tổ chức cách mạng Đông Kinh Nghĩa Thục.

Tin tức về cuộc bãi thị ở chợ Đồng Xuân, Hà Nội đăng trên báo Đông Pháp, ngày 27/5/1937.

Năm 1930, khi có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, hoạt động cách mạng có tổ chức xuất hiện khắp nơi, dưới nhiều hình thức khác nhau. Các cuộc bãi khóa, bãi thị, đình công của tầng lớp lao động, công nhân, học sinh liên tiếp diễn ra.

Tin tức về cuộc bãi thị ở chợ Đồng Xuân, Hà Nội đăng trên báo Đông Pháp, ngày 27/5/1937.

Năm 1930, khi có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, hoạt động cách mạng có tổ chức xuất hiện khắp nơi, dưới nhiều hình thức khác nhau. Các cuộc bãi khóa, bãi thị, đình công của tầng lớp lao động, công nhân, học sinh liên tiếp diễn ra.

Bài viết về cuộc đình nghiệp tại chợ Đồng Xuân, đăng trên báo Đông Pháp năm 1937. Theo Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, đây là tài liệu lần đầu được công bố.

Bài viết về cuộc đình nghiệp tại chợ Đồng Xuân, đăng trên báo Đông Pháp năm 1937. Theo Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, đây là tài liệu lần đầu được công bố.

Thư mật ngày 3/10/1938 của Sở An ninh Bắc Kỳ về cuộc biểu tình của nhóm cộng sản Tin tức trước tòa Đốc lý Hà Nội.

Thư mật ngày 3/10/1938 của Sở An ninh Bắc Kỳ về cuộc biểu tình của nhóm cộng sản Tin tức trước tòa Đốc lý Hà Nội.

Đoàn phụ nữ tham gia mít tinh tại khu đấu xảo Hà Nội ngày 1/5/1938.

Đoàn phụ nữ tham gia mít tinh tại khu đấu xảo Hà Nội ngày 1/5/1938.

Quảng trường Ba Đình, Hà Nội ngày 2/9/1945. Trước nhân dân Hà Nội và các vùng lân cận tham dự, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Lâm thời đọc Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam).

Quảng trường Ba Đình, Hà Nội ngày 2/9/1945. Trước nhân dân Hà Nội và các vùng lân cận tham dự, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Lâm thời đọc Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam).

    Những hình ảnh Hà Nội thế kỷ 20

Con đường dẫn đến chợ Đồng Xuân, nơi diễn ra nhiều cuộc bãi thị, đình nghiệp của người dân.

Nhờ áp dụng công nghệ số, hình ảnh về Hà Nội những năm chống Pháp được hiện diện sinh động, kết hợp âm thanh, lời bình.

Con đường dẫn đến chợ Đồng Xuân, nơi diễn ra nhiều cuộc bãi thị, đình nghiệp của người dân.

Nhờ áp dụng công nghệ số, hình ảnh về Hà Nội những năm chống Pháp được hiện diện sinh động, kết hợp âm thanh, lời bình.

Khung cảnh 3D tái hiện những đoàn quân trở về Hà Nội trong ngày chiến thắng.

Khung cảnh 3D tái hiện những đoàn quân trở về Hà Nội trong ngày chiến thắng.

Phương Linh Ảnh: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I

Tin liên quan
Tin Nổi bật