Gần đây, có nhiều hành khách than phiền về chất lượng dịch vụ trên chuyến tàu hỏa từ Hà Nội đến Hải Phòng còn kém, nhà vệ sinh quá bẩn đến mức hành khách không dám đi vệ sinh. Lần gần nhất tôi đi tàu là chuyến đi từ Hà Nội lên Lào Cai năm 2013. Lúc ấy, đúng là dịch vụ trên tàu còn kém, tàu quá ồn, đêm nằm trên tàu không thể nào chợp mắt nổi, nhà vệ sinh cáu bẩn. Đi tàu một lần là tôi ám ảnh không bao giờ muốn quay lại.
Tuy nhiên, đấy là chuyến tàu của 11 năm trước. Còn thời điểm hiện tại, ngành đường sắt đã có nhiều thay đổi tích cực, chỉ là chưa thay đổi được toàn bộ những điểm yếu kém mà thôi.
Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của ngành đường sắt là kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia còn nhiều hạn chế, nguồn vốn đầu tư hàng năm chiếm tỷ trọng thấp so với toàn ngành giao thông vận tải, thị phần vận tải đường sắt ngày càng sụt giảm trong khi vận tải đường bộ, hàng không ngày càng phát triển.
Nhưng không thể phủ nhận, thời gian qua, chất lượng phương tiện và dịch vụ đã được ngành đường sắt cải thiện nhiều. Có điều, chất lượng hạ tầng đã trở nên già nua, hầu như không có gì thay đổi so với trước đây. Hệ thống mạng lưới đường sắt hầu như vẫn cũ, không xây dựng được thêm những tuyến mới để kết nối với các vùng miền khác, vẫn tập trung ở trục Bắc - Nam và mức độ cơ giới hóa chưa cao...
>> Chờ đợi đường sắt cao tốc Sài Gòn về Nam Định chỉ mất 6 giờ
Thời gian gần đây, một số người bạn của tôi đi du lịch cùng gia đình bằng tàu hỏa do giá vé máy bay quá cao. Trải nghiệm trên chuyến tàu Hà Nội - Đà Nẵng, bạn tôi nhận xét rằng các toa tàu mới đẹp hơn nhiều, nhà ga khang trang, sạch đẹp hơn xưa, thủ tục mua vé nhanh hơn, thuận tiện hơn, chất lượng phục vụ có nhiều đổi mởi, linh hoạt hơn, thông thoáng hơn, có thể đăng ký đặt chỗ hoặc được tư vấn về giờ tàu chạy, đặt suất ăn chất lượng tốt trên tàu...
Chuyện cung ứng phần ăn cho khách cũng được nâng cao khi tới mỗi bữa, khách được ăn những hộp cơm nóng hổi, với các món ăn được chế biến sạch sẽ, và đặc biệt là giá cả cũng khá là hợp lý. Tình trạng người bán hàng rong ở các ga, khi tàu đi qua và dừng lại, lên tàu mời mọc làm phiền khách cũng đã được hạn chế tới mức tối đa, vì vậy mà an ninh cũng được đảm bảo hơn.
Những thay đổi của ngành đường sắt cho thấy rằng quan trọng là chúng ta có muốn làm, dám làm và có phương pháp xử lý, giải quyết các khó khăn, thách thức, vướng mắc, các vấn đề tồn đọng hay không mà thôi. Tôi tin rằng, nếu có một quy hoạch mạng lưới đường sắt phù hợp để từ đó xây dựng cơ chế chính sách đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt, nguồn lực đầu tư công dẫn dắt cho phát triển đường sắt, kịp thời tháo gỡ khó khăn để doanh nghiệp phát triển, thì bộ mặt của ngành đường sắt sẽ rất khác.
Tranh cãi đường sắt tốc độ cao Bắc Nam xuất phát từ ga Hà Nội 'Đường sắt tốc độ 250 km/h là phương án tối ưu' Cuộc phiêu lưu đường sắt tốc độ cao Hà Nội - TP HCM 320 km/h Nên xây đường sắt 40.000 tỷ Thủ Thiêm - sân bay Long Thành? Đường sắt cao tốc giúp tránh lãng phí 10 năm thanh xuân 'Nhập 37 toa tàu cũ chờ hiện đại hóa đường sắt' Tranh cãi đường sắt tốc độ cao Bắc Nam xuất phát từ ga Hà Nội 'Đường sắt tốc độ 250 km/h là phương án tối ưu' Cuộc phiêu lưu đường sắt tốc độ cao Hà Nội - TP HCM 320 km/h Nên xây đường sắt 40.000 tỷ Thủ Thiêm - sân bay Long Thành? Đường sắt cao tốc giúp tránh lãng phí 10 năm thanh xuân 'Nhập 37 toa tàu cũ chờ hiện đại hóa đường sắt'