Thưa bác sĩ, chiếc răng cửa của em bị mẻ một chút và em định đi trám lại. Nhưng em không biết trám răng giữ được bao lâu, liệu có bền không nên vẫn còn băn khoăn. Bác sĩ tư vấn giùm em với ạ. Em cảm ơn. (Hà Thu – Biên Hòa).

Thân chào bạn Hà Thu,

Nha khoa Sài Gòn B.H cảm ơn bạn vì đã tin tưởng gửi thắc mắc của mình cho chúng tôi. Trám răng giữ được bao lâu hiện đang là vấn đề được rất nhiều đối tượng khách hàng quan tâm. Do vậy với thắc mắc này, Nha khoa Sài Gòn B.H xin phép được giải đáp cụ thể như sau:

Trám răng là gì? Được áp dụng khi nào?

Trước khi tìm hiểu về “tuổi thọ” của trám răng, bạn cần có những kiến thức nhất định về kỹ thuật này. Trám răng về cơ bản là một kỹ thuật nha khoa phục hình mà ở đó, bác sĩ sẽ dùng vật liệu trám chuyên dụng trong nha khoa để thay thế và lấp đầy phần mô răng đã bị hư hỏng hoặc tổn thương. Nhờ đó, chiếc răng của bạn sẽ được phục hồi lại hình dạng ban đầu để đảm bảo cả chức năng ăn nhai lẫn thẩm mỹ.

Thông thường, trám răng sẽ được áp dụng trong một số trường hợp sau đây:

  • Răng sau khi được điều trị một số bệnh lý như viêm tủy, sâu răng.
  • Răng bị sứt mẻ, vỡ nhỏ, răng thưa hở kẽ.
  • Răng bị mòn men hoặc có những đốm trắng nhỏ khiến màu răng không đồng nhất.

Tùy vào từng trường hợp, từng mức độ tổn thương của răng mà sẽ có cách điều trị khác nhau. Do vậy, để biết trường hợp của mình có nên trám răng hay không, bạn cần được các bác sĩ chuyên môn thăm khám cụ thể.

Trám răng tồn tại được bao lâu?

 

Theo khảo sát thực tế, trám răng có thể tồn tại trung bình từ 2 đến 5 năm. Tuy nhiên, thời gian này có thể ngắn hơn hoặc kéo dài hơn, phụ thuộc vào một số yếu tố quan trọng như:

Vật liệu trám

Một số vật liệu trám được áp dụng hiện nay là Composite, Amalgam, Silicat,… Trong đó, Amalgam và Silicat có độ bền cao hơn nhưng lại dễ gây kích ứng và có màu sắc không được tự nhiên.

Ngược lại, Composite tuy có độ bền không cao bằng nhưng lại có màu sắc tương đồng với răng thật. Do vậy, đây vẫn là vật liệu trám được ưa chuộng nhất hiện nay.

Vị trí trám

Nếu bạn cần trám cho răng cửa – vị trí có diện tiếp xúc ít thì miếng trám thường không được giữ chặt như khi bạn trám cho răng hàm – vị trí có diện tiếp xúc nhiều hơn. Vì vậy, nếu bạn có nhu cầu trám răng cửa, bạn phải cẩn thận trong việc ăn uống để không làm miếng trám bị bong tróc.

Tay nghề bác sĩ

Tay nghề bác sĩ cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới “tuổi thọ” của miếng trám. Bác sĩ có tay nghề cao, thực hiện quy trình trám răng một cách chuẩn xác thì chắc chắn, thời gian của miếng trám này cũng được tồn tại lâu hơn.

Chế độ chăm sóc răng miệng

Nếu muốn trám răng giữ được lâu, bạn cần chăm sóc răng miệng đúng cách như đánh răng mỗi ngày bằng bàn chải mềm, tránh ăn thực phẩm quá cứng hoặc quá dai, quá nóng hoặc quá lạnh. Đồng thời, bạn cũng cần hạn chế những thực phẩm có thể gây nhiễm màu như trà, cà phê,… và không được để răng phải chịu những tác động mạnh từ bên ngoài.

Trên đây là phần giải đáp của Nha khoa Sài Gòn B.H cho thắc mắc trám răng giữ được bao lâu. Nếu bạn vẫn cần tư vấn thêm, bạn có thể đến trực tiếp nha khoa hoặc gọi tới HOTLINE 1800 1015 để được hỗ trợ miễn phí nhé!